Chân dung hệ thống phân loại game trên thế giới

(share-all.com)Tại Mỹ, hệ thống tiêu chí đánh giá game đã trở nên quen thuộc và đóng vai trò thiết yếu trong các trò chơi từ hơn 15 năm nay. Năm 1994, Ủy ban đánh giá phần mềm giải trí (ESRB), tổ chức hoạt động độc lập và phi lợi nhuận, được thành lập tại Mỹ trước sự ra đời hàng loạt trò chơi bạo lực như Doom, Mortal Kombat… Kể từ đây, biểu tượng chiếc hộp nhỏ đánh giá game nằm ở góc của vỏ đĩa dần trở thành một phần không thể thiếu của mỗi trò chơi. Trên thực tế, hệ thống này được thực thi vô cùng hiệu quả, đến nỗi mỗi người Mỹ đều mặc nhiên chấp nhận những điều ghi trên đó.

Hệ thống đánh giá game của ESRB được coi là quy chuẩn của thế giới vào thời điểm hiện tại.
Hệ thống đánh giá game của ESRB được coi là quy chuẩn của thế giới vào thời điểm hiện tại.

Cụ thể, một trò chơi không mang nội dung bạo lực, máu me hay nhạy cảm được đánh giá "Early Children" (eC: phù hợp với trẻ em"). Các trường hợp có một chút bạo lực xét trong lĩnh vực hoạt hình với ngôn ngữ dung hòa được xếp hạng ""Everyone" (E: cho mọi người). Tiêu chí "Everyone 10+" (E10+) cũng giống như ""Everyone", chỉ loại trừ đối tượng là trẻ em còn ít tuổi (dưới 10). Khi game có xếp hạng "Teen" (T), nó không được phép bán cho trẻ em dưới 13 tuổi. Các trò chơi "Mature 17+" hay "Mature" (M) không dành cho khách hàng dưới 17 hoặc 18 tuổi mà không có sự giám sát của người lớn. Game với xếp hạng "Adults Only 18+" và "Adults Only" (AO) vẫn được bày bán công khai, tuy nhiên nhà bán lẻ buộc phải cam kết không bán cho người dưới 18 tuổi. Một trường hợp đặc biệt khác là biểu tượng chữ M lớn, ám chỉ trò chơi chứa nhiều nội dung bạo lực và nhạy cảm. Nhà sản xuất luôn khuyến cáo người chơi cần cần nhắc trước khi mua loại game này.
Tiêu chí "M" (game dành cho người lớn) luôn được kiểm soát chặt chẽ tại Mỹ.
Các đại lý bán lẻ trò chơi ở Mỹ cũng rất nghiêm ngặt trong vấn đề độ tuổi khách hàng. Chẳng hạn, khi ai đó vào hỏi mua trò chơi có xếp hạng "Adults Only 18+", người này buộc phải trình chứng minh thư của anh ta. Chính phủ Mỹ khẳng định không hạn chế sản xuất game bạo lực, tuy nhiên cần có biện pháp kiểm soát hợp lý quá trình tiêu thụ cũng như đối tượng khách hàng.
Khác với Mỹ, tại Australia, trách nhiệm đánh giá game thuộc về chính phủ. Hiện, tiêu chí "MA15+" (chỉ dành cho người chơi 15 tuổi trở lên) có vị trí cao nhất trong hệ thống đánh giá trò chơi. Tuy nhiên gần đây, trước tình trạng bạo lực đang ngày càng gia tăng, chính phủ nước này đã đưa ra một số dự luật, trong đó bổ sung tiêu chí "R18+" (dành cho người trên 18 tuổi) vào hệ thống đánh giá. Đa số game thủ nước này đều tỏ ra không đồng tình với dự luật trên, thậm chí họ từng hóa trang thành zombie và tổ chức nhiều cuộc biểu tình với quy mô lớn tại Sydney.
Vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh hệ thống "MA15+" tại Australia.
theo: gamethu.net
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống đánh giá game, Đài Loan, một nơi sản xuất game lớn của châu Á, cũng bắt đầu "rục rịch" ứng dụng hệ thống đánh giá game cho riêng mình. Các nhà quản lý tại vùng lãnh thổ này đã đặt ra vấn đề kiểm soát nội dung Internet và trò chơi hiện tại, nhằm hạn chế việc thanh thiếu niên tiếp xúc với bạo lực và tình dục. Trước đó 7 năm, Đài Loan từng đề ra dự thảo về đánh giá trò chơi điện tử, tuy nhiên sau này đã bị bác bỏ.
Tại Việt Nam, cơ chế quản lý trò chơi trực tuyến về mặt nội dung vẫn còn nhiều bất cập. Hiện chưa hề có hệ thống đánh giá quy chuẩn nào về trò chơi lưu hành tại nước ta. Mới đây, Sở Thông tin Truyền thông TP HCM đã đưa ra một loạt tiêu chí game bạo lực và kêu gọi hạn chế loại hình giải trí này nhưng đã vấp phải hàng loạt luồng quan điểm trái chiều.
Hoàng Quân tổng hợp

No comments:

Post a Comment

+ Đăng Nhận Xét Của Bạn Về Bài Viết.
+ Sử Dụng ID Mở, Ẩn Danh Hoặc Account Google,yahoo v v..
+ Yêu Cầu Các Bạn Viết Tiếng Việt Có Dấu.

Cảm Ơn Bạn Đã Quan Tâm.